Danh mục sản phẩm

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN LÀN DA BẠN NGÀY CÀNG SẠM ĐEN XUỐNG SẮC

Thứ Bảy, 07/11/2020

Sạm da không chỉ khiến chị em trông kém tươi tắn, mất đi sự tự tin mà còn tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe. Để lựa chọn được cách trị sạm da hiệu quả nhất, các bạn cần hiểu rõ nguyên nhân da bị sạm màu do đâu? Dấu hiệu da bị sạm như thế nào?,…Bài viết của Dr Ngoc dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này.

I – Triệu chứng của da sạm màu là gì?

Sạm da – ám ảnh hàng đầu không chỉ khiến chị em tự ti mà còn làm gương mặt trông dà nua hơn bình thường. Không phải ngẫu nhiên mà da đang sáng mịn lại trở nên sạm đen hay ngả vàng.

➣ Da bị sạm là gì?

Sạm da (tiếng anh Hyperpigmentation) là tình trạng xuất hiện các nốt hoặc mảng da đậm màu hơn xung quanh. Điều này xuất phát từ việc các hắc sắc tố tăng sinh quá mức ở 1 số vùng nhất định.

Những mảng da bị sạm màu có thể lan sang các vùng xung quanh và khiến da không đều màu. Đặc biệt, vùng da mặt bị sạm còn gay trở ngại giao tiếp cho chủ sở hữu.

➣ Biểu hiện khi da bị sạm

Thông thường da sạm sẽ có màu nâu nhạt, đậm hoặc sạm đen với kích thước nhỏ hoặc mảng lớn. Da bị sạm sẽ kèm theo da khô sạm, sần, trông thiếu sắc và dễ bị lão hóa hơn.

Một số biến thể có thể gặp phải của tình trạng da sạm như:

* Da mặt sạm vàng

* Mặt sạm đen và nhiều mụn

* Sạm da đỏ, lỗ chân lông to,…

➣ Những đối tượng da hay sạm màu

Da mặt thâm sạm có gặp ở bất kỳ đối tượng nào, dù là nam giới hay ở nữ giới. Tuy vậy, nhóm đối tượng thường gặp hơn cả có thể là:

* Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh

* Người tiếp xúc nhiều với nắng

* Độ tuổi từ 30 – 40 tuổi,…

II – Nguyên nhân gây sạm da nám má do đâu?

Muốn điều trị, chữa sạm da mặt hiệu quả, trước hết các bạn cần hiểu rõ nguyên nhân do đâu da đang bình thường lại trở nên xỉn màu, sạm đen. Từ đó, có cách điều chỉnh và phòng tránh da sạm.

1. Da mặt sạm đen là bệnh gì?

Theo đánh giá của các chuyên gia, màu sắc da và sắc tố có liên quan mật thiết với nhau. Khi gặp một số bệnh lý bất thường, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng tác động tới sắc tố melanin.

Theo đó, da bị sạm đen có thể là biểu hiện của các bệnh như:

* Bệnh lý về gan

Thống kê cho thấy, khoảng 1/3 người mắc viêm gan hoặc xơ gan là quanh vùng mắt bị sạm, tối thâm. Nguyên nhân do chức năng gan kém, hắc sắc tố tăng sinh quá mức.

* Thiếu máu

Thiếu máu khiến cơ thể không vận chuyển đầy đủ oxy cần thiết tới các cơ quan trong cơ thể. Do vậy da trở nên tái nhợt, khô sạm, sần sùi và thậm chí là choáng, khó thở.

* Huyết áp thấp

Tình trạng huyết áp thấp có thể khiến khả năng tuần hoàn máu không ổn định, điều này sẽ khiến da xanh, sạm và dễ bị mất ngủ hơn.

* Bệnh lý về tim mạch

Khi mắc các bệnh lý như suy tim, mạch vành,…hoạt động của tim bị suy giảm, da trở nên tái và thâm sạm hơn.

2. Các tác nhân khiến da bị sạm nám

Các nghiên cứu cho thấy, kông phải ngẫu nhiên mà da gặp phải tình trạng thâm sạm, sần sùi, thô ráp,… Vậy tại sao da mặt bị sạm đen nhanh chóng?

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân da sạm đi nhanh chóng, tuy nhiên dưới đây là những tác nhân phổ biến làm da bị sạm:

* Cơ thể đang gặp các vấn đề sức khỏe

Nếu cơ thể đang mắc phải các bệnh như: suy thận, nội tiết rối loạn, thừa sắt,…có thể khiến da sạm màu nhanh chóng. Cùng với đó, những người mắc chứng mất ngủ cũng là nguyên nhân có thể làm da thâm sạm, sần sùi rõ rệt.

* Da bị sạm đen vì nắng

Tia UV, ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu khiến da bị sạm nắng đi nhanh chóng. Rất nhiều trường hợp chủ quan không che chắn cẩn thận đã làm da bị cháy nắng, thâm sạm và thậm chí hình thành nám, tàn nhang.

* Da sạm vì thức khuya

Thức khuya, dùng thiết bị điện tử nhiều cũng là tác nhân khiến da mặt khô sạm, xỉn màu. Cùng với đó, đây cũng là nguyên nhân làm da nổi mụn, thâm đên.

* Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Việc sử dụng các chất kích thích thường xuyên như có thể làm gia tăng hắc sắc tố da. Đặc biệt, kéo theo đó là việc da tăng sừng, gây khô sạm.

* Thay đổi nội tiết tố, di truyền

Việc cơ thể đột ngột thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai, căng thẳng, stress,…cũng là tác nhân hàng đều làm da sạm sần sùi, xuất hiện tàng nhang, nám, đồi mồi.

Ngoài ra, di truyền cũng là vấn đề đáng lo ngại, bởi nếu trong da đình có người bị bệnh sạm da cơ địa thì nguy cơ cao những đời sau có thể gặp phải tình trạng này.

* Hậu quả của quá trình lăn kim, peel da sai cách

Một số trường hợp da sạm sau khi lăn kim, peel da, lột da,… do chế độ chăm sóc sai cách khiến da bắt nắng, gây sạm đen. Bởi trải qua quá trình thực hiện các liệu trình trị liệu trên, da nhạy cảm và dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài hơn..

* Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi uống thuốc lao hoặc một số loại thuốc chữa bệnh khác,…người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về da như: sạm, khô sần, bong vảy.

III – Các vùng dễ bị sạm da và cách phòng tránh

Phòng tránh luôn là việc làm cần thiết để giảm thiểu hậu quả nặng nề của việc da bị sạm. Để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tình trạng da ngày càng sạm đen, các bạn cần nắm rõ những vấn đề sau:

1. Các vùng da dễ bị sạm đen

Theo khuyến cáo, da thường bị sạm tại các vùng tiếp xúc nhiều với tia UV và những vùng da bị “bỏ quên”, không chăm sóc. Trong đó vùng da bị sạm đen phổ phiến gồm:

* Sạm da mặt

Vùng mặt luôn được quan tâm, che chắn và dưỡng da cẩn thận nhất trên cơ thể. Thế nhưng đây lại là vùng dễ mắc nguy cơ thâm sạm màu cao nhất.

Thực tế, da mặt mỏng, các nhân tố gây sạm dễ thâm nhập và phát triển hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh bị sạm da 2 bên má, các bạn có thể bị sạm tại vùng mắt và cả vùng miệng.

* Sạm da vùng cổ

Giống như vùng mặt, da cổ hay bị ánh nắng mặt trời tác động gây thâm, xỉn màu. Đặc biệt, đây lại là vùng da thường xuyên bị bỏ quên, không dùng kem dưỡng hay chống nắng.

* Nám sạm vùng tay

Vùng tay thường tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, sữa tắm, …hàng ngày nên dễ tăng sinh tác nhân gây sạm. Các điểm tại vùng da tay hay bị sạm nắng thường là cánh tay, ngón tay và cả mu bàn tay.

* Da chân bị sạm đen

Chân là vùng bị “bỏ bê” chăm sóc nhiều nhất, cùng với đó, do thói quen mặc quần ngắn nên vùng da chân sẽ dễ sạm đen, lão hóa nhanh hơn các vùng khác.

2. Cách phòng chống da bị sạm

Mùa đông và mùa hè là thời điểm da dễ bị khô sạm, sần sùi bởi ánh nắng mặt trời, hanh khô. Để hạn chế tối đa tình trạm sạm da, các bạn cần lưu ý thực hiện như sau:

* Vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp loại bỏ các tác nhân gây sạm, nhất là bụi bẩn. Theo đó, bạn đọc cần lưu ý làm sạch da 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi ngủ.

Cùng với đó, cần bôi kem dưỡng, cấp ẩm do da để tránh tình trạng khô sần, thô ráp và sạm đen.

* Bôi kem chống nắng, che chắn da cẩn thận

Tia UV là tác nhân hàng đầu gây sạm da nám má, tàn nhang, đồi mồi,…Do vậy các bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp da với ánh nắng

Đặc biệt, cần bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài. Kèm theo đó, che chắn da bằng ô, mũ, bịt khẩu trang khi đi đường.

* Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý

Tránh thức khuya, làm việc quá sức,…là yêu cầu hàng đầu giúp duy trì làn da khỏe mạnh, sạch thâm nám.

Theo đó, các bạn cần đi ngủ sớm, tránh tiếp xúc với điện thoại, laptop quá nhiều trong ngày. Ngoài ra, cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để da loại bỏ độc tố tốt hơn.

* Phòng tránh bị sạm da nên ăn gì ?

Ăn gì chữa sạm da mặt cũng là điều mà các bạn cần lưu ý, đây chính là yếu tố tác động trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển của hắc sắc tố gây nám sạm.

Cần tăng cường nhóm các thực phẩm chứa nhiều vitamin (A, C, D,…), rau ranh, hoa quả tươi. Đồng thời tránh ăn đồ cay nóng, chất kích thích, ăn khuya,…

Lưu lại những thông tin hữu ích này nhé!

Viết bình luận của bạn